Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã tính đến những biện pháp thuê ngoài để tối ưu hoá chi phí, nhân sự, cũng như nguồn lực tài chính vào hoạt động kinh doanh, sản xuất và quảng cáo.  Giống như việc các hoạt động liên quan đến marketing nói chung cũng có thể “thuê ngoài” thông qua làm việc với các marketing agency.

Trong bài viết này, hãy cùng VIMCS tìm hiểu các vai trò Agency đối với các doanh nghiệp là như thế nào nhé.

Các mô hình agency phổ biến

Một Agency có thể chỉ đi theo một ngách chính, là thế mạnh của họ. Một số loại hình agency có thể kể tới:

1. Digital Marketing Agency

Các Digital Marketing Agency tập chung cung cấp các giải pháp truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các kênh kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, v.v.

Trong đó, các hoạt động xây dựng nội dung và tối ưu hoá qua các công cụ digital marketing như SEO, SEM, Email marketing, v.v., là những thực hành cơ bản nhất.

2. Advertising Agency 

Có thể nói Advertising Agency là nơi những bộ óc sáng tạo nhất hội tụ. Đây là nơi tạo ra các chiến dịch quảng cáo nhằm giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm và thương hiệu đến gần hơn với khán giả và có ảnh hưởng tích cực đến họ.

Để xây dựng được một chiến lược quảng cáo thành công cho khách hàng, đội ngũ nhân viên của agency phải là những người có năng lực, nắm bắt thị trường, và còn phải hiểu về sản phẩm cũng như đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.

Tiếp tục với cái tên Ogilvy, đây chính là agency đứng sau nhiều chiến dịch quảng cáo rầm rộ một thời và thậm chí vẫn còn được nhắc đến thường xuyên tại Việt Nam như “Đừng nguỵ biện – Hãy đội mũ bảo hiểm” (Honda), và “Pha Milo ngon như ý – Tiếp năng lượng cả ngày” (Milo).

3. Market Research Agency

Đây là những agency cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và khảo sát thị trường tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Họ sẽ là người thực hiện các nghiên cứu nhằm đưa ra số liệu và đánh giá khách quan nhất về thị trường mà khách hàng quan tâm. Từ đó, khách hàng có thể dựa vào những insight mà agency cung cấp để đưa ra quyết định kinh doanh quan trọng hoặc dự đoán bước đi tiếp theo trên thị trường.

4. Brand Agency

Xây dựng thương hiệu là một dịch vụ mà nhiều agency cung cấp cho khách hàng của họ. Một agency nhỏ có thể chỉ tập chung vào hoạt động này.

Để xây dựng nhận diện thương hiệu cho một doanh nghiệp khách hàng, agency cần lên kế hoạch cụ thể các bước cần làm, từ nghiên cứu doanh nghiệp, lên ý tưởng, đến khâu triển khai như thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, quảng bá, v.v.

5. Web Design Agency

Nhu cầu xây dựng website doanh nghiệp luôn luôn có, vì đó gần như là bộ mặt của doanh nghiệp. Một khách hàng khi chưa biết gì về doanh nghiệp, họ sẽ tìm đến website đầu tiên để tìm hiểu về doanh nghiệp đó. Nói đơn giản website là profile của công ty. Chính vì vậy, không khó để tìm ra một agency chuyên về xây dựng và phát triển website.

Thay vì phải tuyển nhân viên để làm công việc tốn thời gian và công sức này, doanh nghiệp có lựa chọn thuê agency đảm nhận toàn bộ quá trình từ thiết kế, quản lý, đến vận hành website.

Web Design Agency
Web Design Agency

6. Graphic Design Agency

Một agency chuyên về graphic design sẽ cung cấp các dịch vụ thiết kế từ đơn gian đến phức tạp cho khách hàng. Các dịch vụ có thể là thiết kế logo, ấn phẩm truyền thông, bao bì, nhãn mác, v.v. Đây là nơi hội tụ của những graphic designer tài giỏi.

Graphic Design Agency
Graphic Design Agency

Những vị trí công việc trong agency? 

Một agency, nhìn chung hoạt động không khác gì một công ty bình thường. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thắc mắc rằng agency là làm gì hay vào làm việc tại agency bạn có thể đảm nhận vị trí công việc nào?

Vì là công ty cung cấp dịch vụ, cụ thể là nhiều dịch vụ khác nhau nên agency sẽ có những vị trí với những chuyên môn khác nhau.

Cụ thể, một số công việc tiêu biểu trong agency :

1. Account manager

Nghề account trong agency thường được dân trong ngành nói đùa với nhau là cái nghề “làm dâu trăm họ”. Cụm từ dân gian này cũng một phần nào mô tả chính xác công việc của account – người phải thường xuyên gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với khách hàng.

Account manager là người phụ trách đối nội đối ngoại của agency. Họ đảm nhận nhiệm vụ đàm phán và trao đổi với khách hàng về mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Sau đó sẽ truyền đạt lại nội dung trao đổi với team để lên kế hoạch và triển khai.

Với vị trí này còn là người thường xuyên liên lạc với khách hàng để kịp thời thông tin đến họ về tiến độ cũng như nắm bắt thay đổi trong quá trình triển khai dự án.

Account manager
Account manager

2. Account executive

Vị trí này làm việc dưới sự điều hành của Account manager, là trung gian kết nối trực tiếp của agency với khách hàng. Một account executive giỏi phải biết hoà hợp, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng đồng thời đảm bảo giao tiếp mạch lạc giữa đội nhóm để dự án được triển khai một cách trơn tru nhất.

Account executive
Account executive

3. Copywriter 

Trong agency, copywriter là một vị trí hết sức quen thuộc. Đây là người chịu trách nhiệm sản xuất những bài nội dung quảng cáo cho khách hàng hoặc đơn giản là những tiêu đề, slogan, taglines thu hút sự chú ý của người đọc.

Copywriter 
Copywriter

4. Content writer 

Gần giống với copywriter, content writer cũng là người sản xuất nội dung văn bản trong một agency. Tuy nhiên, những nội dung mà content writer đảm nhận có phần khác biệt. Họ là người chịu trách nhiệm sản xuất nội dung trên các nền tảng khác nhau. Đó có thể là website, social media, apps, v.v. Loại nội dung cũng rất đa dạng từ advertorial, nội dung SEO, đến email, v.v.

Content writer 
Content writer

5. Media Planner 

Media planner là người lập kế hoạch truyền thông trong agency. Để lập được một bản kế hoạch truyền thông hiệu quả, media planner phải tiến hành các hoạt động cần thiết như nghiên cứu thị trường, đối tượng mục tiêu, sản phẩm, v.v.

Media Planner 
Media Planner

6. Designer

Designer là người chịu trách nhiệm thiết kế các ấn phẩm truyền thông theo yêu cầu của khách hàng. Những sản phẩm như áp phích, tờ rơi, logo, v.v., đều có thể nằm trong phạm vi công việc của designer.

Designer
Designer

7. Photographer

Photographer cũng có thể làm việc trong một agency chuyên về chụp ảnh hoặc một advertising agency. Ngoài chụp ảnh hoạ báo, chụp ảnh sự kiện, photographer cũng tham gia vào chụp ảnh sản phẩm cho chiến dịch truyền thông, v.v.

Photographer
Photographer

8. Film Director 

Đối với những agency cung cấp dịch vụ quảng cáo thì vai trò của các film director là rất lớn. Họ là những người trực tiếp chỉ đạo quá trình thực hiện một TVC quảng cáo, một đoạn video hoặc phim ngắn, v.v.

Film Director 
Film Director

Tạm kết

Trên đây là những thông tin cần thiết về loại hình Agency mà bạn cần biết. Mong rằng bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của bạn từ lâu nay.

Đừng quên theo dõi VIMCS để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác nhé.

Liên hệ

CMO – MR NGUYỄN CÔNG AN

Key contact: +84 – 90 0168 0861

Email: an.nc@vimcs.com

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *